TIN TỨC THỊ TRƯỜNG Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 14/2 diễn biến phân hóa với Dow Jones giảm điểm, S&P 500 gần như đi ngang và Nasdaq Composite đóng cửa trong sắc xanh sau khi báo cáo CPI tháng 1 cho thấy tỷ lệ lạm phát cao hơn dự báo. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm gần 157 điểm, tương đương 0,46%, và đóng cửa ở 34.089 điểm. S&P 500 giảm nhẹ 0,03% và dừng ở 4.136 điểm. Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite có lúc lao dốc nhưng sau đó phục hồi và đóng cửa tăng 0,57% lên 11.960 điểm. Tesla và Nvidia đi lên tương ứng 7,51% và 5,43%, hỗ trợ mạnh mẽ cho Nasdaq. Theo Cục Thống kê Lao động Mỹ (BLS), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2023 của Mỹ tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức kỳ vọng của các nhà kinh tế là 6,2%. Vào tháng 12/2022, tốc độ tăng giá cả tại Mỹ là 6,5%. Khi so sánh với tháng liền trước (12/2022), lạm phát tại Mỹ trong tháng 1 là 0,5%. Vào tháng 12, tốc độ tăng chỉ là 0,1%. Yếu tố lớn nhất dẫn đến giá cả tăng trong tháng trước là nhà ở. Giá cả thực phẩm, xăng và khí đốt cũng góp phần vào lạm phát của Mỹ. Chỉ số giá thực phẩm đã tăng 0,5% so với tháng trước, trong khi chỉ số giá nhiên liệu đi lên 2%. Lạm phát lõi (tốc độ tăng giá cả không tính đến ảnh hưởng của nhiên liệu và thực phẩm) của Mỹ cũng cao hơn dự kiến, ở mức 5,6%, so với kỳ vọng là 5,5% của các nhà kinh tế. So với tháng liền trước, lạm phát lõi đạt 0,4%. Điều tích cực là tốc độ tăng giá cả hàng năm trong tháng 1/2023 đang ở mức thấp nhất kể từ 10/2021. Tuy tình trạng tăng giá cả đã giảm bớt trong những tháng gần đây, dữ liệu tháng 1/2023 cho thấy lạm phát vẫn là một tác nhân có thể đẩy nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã nâng lãi suất cơ bản liên tiếp 8 lần kể từ tháng 3/2022 nhưng lạm phát vẫn còn xa mục tiêu 2%. Trong những ngày gần đây, Chủ tịch Fed Jerome Powell đã nói về những động lực "thiểu phát", tuy nhiên, con số mới nhất cho thấy cuộc chiến chống lạm phát của Ngân hàng trung ương Mỹ vẫn còn là một chặng đường dài. Hôm 14/2, một số quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) gợi ý rằng lãi suất có thể cần phải tăng lên mức cao hơn dự đoán trước đây để đảm bảo lạm phát tiếp tục hạ nhiệt. Sau mùa báo cáo tài chính quý IV yếu kém, rắc rối của doanh nghiệp Mỹ có thể vẫn sẽ chưa kết thúc, bởi nhiều khả năng sự bùng nổ của thị trường lao động sẽ đè nặng lên kết quả kinh doanh trong nửa đầu năm 2023. Kỳ vọng của nhà đầu tư và giới phân tích đối với lợi nhuận của doanh nghiệp Mỹ trong hai quý đầu năm 2023 đã xuống dốc khi Phố Wall bị thất vọng bởi mùa báo cáo quý IV/2022. Nếu không kể đến các giai đoạn suy thoái, Credit Suisse ước tính quý IV/2022 là mùa báo cáo tồi tệ nhất trên thị trường chứng khoán Mỹ trong vòng 24 năm. Lợi nhuận quý IV/2022 của doanh nghiệp Mỹ được cho là đã đi xuống so với một năm trước. Nếu sự sụt giảm tiếp tục diễn ra trong quý đầu năm 2023 thì chỉ số S&P 500 sẽ rơi vào “suy thoái lợi nhuận”, được xác định bởi sự suy giảm của lợi nhuận trong hai quý liên tiếp. Tình trạng này chưa từng xảy ra kể từ khi đại dịch COVID-19 khiến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp suy sụp hồi năm 2020, tờ Reuters cho biết.
NHẬN ĐỊNH GIÁ VÀNG Giá vàng thế giới rạng sáng hôm nay gần như đứng yên với giá vàng giao ngay tăng 0,7 USD lên mức 1.854 USD/ ounce. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 1.865,4 USD/ ounce, tăng 1,9 USD so với rạng sáng ngày trước đó. Thị trường bước đầu đã thở phào nhẹ nhõm khi số liệu không cao hơn nhiều so với dự báo, nhưng sau đó rõ ràng đã nhận ra rằng lạm phát của Mỹ vẫn phải giảm khá nhiều để đạt được mục tiêu lạm phát hàng năm khoảng 2% của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Điều đó có nghĩa là Fed có thể sẽ phải tiếp tục tăng lãi suất. Trong khi lạm phát hàng năm nóng hơn dự kiến, báo cáo cho biết: "Đây là mức tăng nhỏ nhất trong 12 tháng kể từ giai đoạn kết thúc vào tháng 10-2021". CPI cốt lõi (loại bỏ giá thực phẩm và năng lượng dễ biến động) đã tăng 0,4% trong tháng trước. Con số cốt lõi cũng phù hợp với kỳ vọng. Trong cả năm, lạm phát cốt lõi tăng 5,6%, mức tăng nhỏ nhất trong 12 tháng qua. Tháng 1 cũng chứng kiến giá năng lượng tăng trên diện rộng, với chỉ số năng lượng tăng 2% trong tháng trước. Thị trường vàng đang giữ trong vùng tích cực nhưng không có nhiều lực kéo khi CPI của Mỹ tăng đúng với kỳ vọng. Theo Công cụ CME FedWatch, sau báo cáo lạm phát, các thị trường bắt đầu định giá 94% khả năng Fed sẽ tăng 25 điểm cơ bản vào tháng 3, 80% khả năng tăng 25 điểm cơ bản khác vào tháng 5 và 52% khả năng tăng thêm 25 điểm cơ bản vào tháng 6.
Phân tích dưới góc nhìn Liên thị trường hiện tại giá Vàng và sự tương quan với USD và lợi suất trái phiếu đang thuận theo mối tương quan nghịch đảo rất rõ ràng khi đồng USD và lợi suất trái phiếu tăng đang là tín hiệu cho xu hướng giảm của Vàng được hỗ trợ Khả năng Vàng đã xác nhận đà giảm như các đánh giá trước và về mặt kỹ thuật giá đang cho thấy có nhiều khả năng sẽ giảm về lại vùng 1825 hoặc có thể phá vỡ mốc này hướng về vùng 1800 trong những phiên sắp tới Kháng cự hiện tại ở vùng 1860-1865 có thể là điểm giá sẽ đảo chiều giảm
Informacje i publikacje przygotowane przez TradingView lub jego użytkowników, prezentowane na tej stronie, nie stanowią rekomendacji ani porad handlowych, inwestycyjnych i finansowych i nie powinny być w ten sposób traktowane ani wykorzystywane. Więcej informacji na ten temat znajdziesz w naszym Regulaminie.