TIN TỨC THỊ TRƯỜNG Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 17/1 diễn biến phân hóa khi thêm nhiều doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh. Dow Jones và S&P 500 đóng cửa trong sắc đỏ, còn Nasdaq tăng phiên thứ 7 liên tiếp. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones sụt 392 điểm, tương đương 1,14%, và đóng cửa ở gần 33.911 điểm. S&P 500 cũng giảm 0,2% và dừng ở 3.991 điểm. Ngược lại, Nasdaq Composite tăng 0,14% lên 11.095 điểm. Đây là phiên tăng thứ 7 liên tiếp của Nasdaq, như biểu đồ bên dưới cho thấy. Nhà đầu tư đang dồn tiền vào bắt đáy cổ phiếu công nghệ sau đà lao dốc trong năm 2022. Hôm 13/1, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cảnh báo Quốc hội rằng Mỹ sẽ chạm trần nợ sau 6 ngày, sớm hơn hẳn dự kiến của nhiều người. Điều này không có nghĩa là chính phủ sẽ không thể trả nợ ngay vào ngày 19/1. Bà Yellen tin rằng Bộ Tài chính Mỹ có đủ tiền mặt và phương thức huy động tiền để trụ đến đầu tháng 6. Nếu chỉ nhìn vào phản ứng của thị trường chứng khoán Mỹ, bạn sẽ không nhận thấy có điều gì bất thường. Khi bà Yellen đưa ra thông báo, chỉ số S&P 500 đang giảm 0,2% so với tham chiếu nhưng lại đóng cửa tăng 0,4%. Có lẽ đây là điều hợp lý. Thị trường có rất nhiều điều phải lo nghĩ, từ dữ liệu kinh tế cho đến lợi nhuận doanh nghiệp và lập trường của Cục Dự trữ Liên bang (Fed). Tất cả những vấn đề này đều có vẻ cấp bách hơn nhiều trần nợ của chính phủ. Cuộc chiến với lạm phát có lẽ là vấn đề quan trọng nhất – và là lý do chỉ số S&P 500 kết tuần trước với mức tăng 2,7%. Lạm phát giá tiêu dùng tháng 12 của Mỹ đạt 6,5%, mức thấp nhất kể từ tháng 10/2021. Lạm phát lõi đạt 5,7%, thấp hơn mức 6% trong tháng 11. Nỗi sợ suy thoái cũng dịu xuống, được thể hiện qua khảo sát về tâm lý người tiêu dùng mà Đại học Michigan công bố vào ngày 13/1. Những thông tin trên và các vị thế vô cùng tiêu cực trước khi thị trường bước vào năm 2023 đã khiến chứng khoán Mỹ ngó lơ thông báo của bà Yellen. Nhưng theo tờ Barron’s, rất có thể trần nợ công của Mỹ - hiện ở mức 31.400 tỷ USD – sẽ trở thành mối lo lớn hơn nhiều. Quốc hội Mỹ có thể phê duyệt tất cả các khoản chi tiêu mà họ muốn, nhưng cũng cần phê duyệt tổng số nợ mà Mỹ có thể nắm giữ. Trong quá khứ, đây không phải là vấn đề. Mỹ sẽ chạm trần nợ, Quốc hội sẽ nâng nó lên và mọi người nhanh chóng chuyển sang công chuyện khác. Nhưng tình thế đã thay đổi vào năm 2011, khi các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa đe dọa sẽ không làm theo lệ thường. Hậu quả là công ty Standard & Poor hạ xếp hạng tín dụng của Mỹ vào ngày 8/8, khiến chỉ số S&P 500 cắm đầu giảm 6,6%. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) phải tăng lãi suất đến mức bắt đầu hạn chế tăng trưởng kinh tế, trong khi mức lãi suất đỉnh sẽ phụ thuộc vào cách nền kinh tế phản ứng với chu kỳ thắt chặt chính sách nhanh nhất lịch sử của ngân hàng này. ECB cân nhắc tốc độ tăng lãi suất chậm lại sau đợt tăng tháng 2 Các nhà hoạch định chính sách của ECB đang bắt đầu xem xét tăng lãi suất với tốc độ chậm hơn so với tốc độ mà Chủ tịch Lagarde đã chỉ ra vào tháng 12, theo các quan chức quen thuộc với các cuộc thảo luận giữa các nhà hoạch định chính sách của ECB. Các quan chức cho biết triển vọng tăng lãi suất khiêm tốn 25 điểm cơ bản tại cuộc họp tháng 3 đang nhận được sự ủng hộ, mặc dù bà Lagarde báo hiệu rằng khả năng tăng lãi suất 50 điểm cơ bản vào tháng 2 vẫn có thể xảy ra. Các quan chức cho biết sự chậm lại trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ của ECB không nên được coi là sự giảm bớt nhiệm vụ của nó. Họ nhấn mạnh rằng chưa có quyết định nào được đưa ra và các nhà hoạch định chính sách vẫn có thể công bố mức tăng 50 điểm cơ bản tại cuộc họp tháng 3 của họ.
NHẬN ĐỊNH GIÁ VÀNG Giá vàng thế giới rạng sáng hôm nay tiếp đà giảm với vàng giao ngay giảm 7 USD xuống còn 1.906,7 USD/ ounce. Vàng tương lai giao dịch lần cuối ở mức 1.909,9 USD/ ounce, giảm 11,8 USD so với rạng sáng ngày trước đó. Vàng yếu hơn khi các nhà giao dịch tiến hành chốt lời sau khi kim loại quý này đạt mức cao nhất trong 9 tháng. Kết quả khảo sát 100 nhà quản lý quỹ tài sản châu Âu và Anh mới đây của quỹ này cho thấy 89% số người được hỏi cho biết họ có ý định tăng mức độ tiếp xúc với vàng vào năm 2023. Theo khảo sát, các nhà quản lý quỹ đầu tư coi nhu cầu vàng của ngân hàng trung ương là một yếu tố tăng giá chính cho kim loại quý. Theo dữ liệu từ Hội đồng vàng thế giới, năm ngoái, tính đến cuối quý 3, các ngân hàng trung ương đã mua 673 tấn vàng, mức tích lũy nhiều nhất trong một năm kể từ năm 1967. Cuộc khảo sát cho thấy 83% các nhà quản lý kỳ vọng các ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục mua vàng trong năm mới. Cùng với nhu cầu của ngân hàng trung ương, các nhà quản lý quỹ tài sản cho biết vàng vẫn là một công cụ phòng ngừa lạm phát hấp dẫn và bảo vệ khỏi những biến động và rủi ro tiếp theo của thị trường chứng khoán. Vào thời điểm khảo sát, giá vàng đang giao dịch gần mức thấp nhất trong hai năm và theo cuộc khảo sát, các nhà quản lý quỹ cho biết những mức giá đó thể hiện một điểm mua dài hạn hấp dẫn.
Phân tích trên đồ thị giá Vàng hiện tại đang phá vỡ trendline hỗ trợ ngắn hạn, có thể là dấu hiệu giảm khi đồng USD phục hồi trước cuộc họp của FED mà thị trường gần như đã biết chắc chắn FED sẽ tăng 25 điểm cơ bản. Đồ thị phân tích kỹ thuật hiện đang khá nhạy cảm, có thể Vàng sẽ giảm về lại 1880 nhưng điểm này hiện chưa phải là mức giá hợp lý cho một chiến lược bán
Informacje i publikacje przygotowane przez TradingView lub jego użytkowników, prezentowane na tej stronie, nie stanowią rekomendacji ani porad handlowych, inwestycyjnych i finansowych i nie powinny być w ten sposób traktowane ani wykorzystywane. Więcej informacji na ten temat znajdziesz w naszym Regulaminie.