TIN TỨC THỊ TRƯỜNG
Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 19/12 tiếp tục đi xuống khi những quan ngại về suy thoái ngày càng lớn và nhà đầu tư lo rằng thời gian cho một cuộc phục hồi cuối năm đang dần cạn kiệt.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones mất gần 163 điểm, tương đương 0,49%, và đóng cửa ở 32.758 điểm.
Chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite diễn biến tiêu cực hơn khi mất lần lượt 0,9% và 1,49%. Cổ phiếu của tập đoàn thương mại điện tử và bán lẻ Amazon giảm 3,35%, gây áp lực lên cả hai chỉ số. Hiện nay, Amazon là doanh nghiệp có vốn hóa lớn thứ 4 nước Mỹ.
Phiên 19/12 vừa qua là phiên giảm điểm thứ 4 liên tiếp với cả ba chỉ số chứng khoán chính của Mỹ. Tuần trước, thị trường cũng đi xuống khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) nâng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản (bps), đồng thời dự kiến sẽ tiếp tục đưa lãi suất lên cao hơn và giữ ở mức cao trong thời gian dài hơn so với kỳ vọng của thị trường.
Lãi suất quỹ liên bang hiện ở khoảng 4,25 – 4,5%. Các quan chức Fed dự định sẽ đưa lãi suất lên vùng 5 – 5,25% trong năm 2023 và chỉ bắt đầu giảm trong năm 2024.
Giới quan sát thường gọi đợt tăng giá cuối năm là việc ông già Noel phát quà cho nhà đầu tư. Tuy vậy, tình hình tháng 12/2022 nhiều khả năng sẽ trái ngược khi các ngân hàng trung ương (NHTW) gửi đi tín hiệu rõ ràng: chiến dịch chống lạm phát còn lâu mới kết thúc và lãi suất sẽ tiếp tục lên cao trong năm 2023.
Ngoài Fed, nhiều NHTW khác của khu vực đồng tiền chung châu Âu (ECB), Thụy Sỹ và Anh cũng nâng lãi suất trong tuần trước, đồng thời dự kiến chính sách tiền tệ sẽ còn thắt chặt thêm. Theo CNBC, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) có khả năng sẽ xem xét lại mục tiêu lạm phát 2% của mình và có thể sẽ bắt đầu nâng lãi suất sau khi đi ngang trong suốt cả năm 2022.
Trong suốt năm 2022, Bắc Kinh đã duy trì chính sách Zero COVID trái ngược với làn sóng nới lỏng hậu đại dịch ở hàng loạt quốc gia khác. Nhưng trong vài tuần gần đây, Trung Quốc đã bắt đầu cho phép nhiều hoạt động kinh tế được nối lại và giảm tải quy định về cách ly, xét nghiệm.
Các thị trường chứng khoán châu Á đã có một khởi đầu không mấy suôn sẻ trong tuần giao dịch đầy đủ cuối cùng của năm 2022, trước triển vọng lãi suất sẽ tăng cao hơn năm tới.
Theo các cuộc khảo sát, hoạt động kinh doanh tại châu Âu, Nhật Bản và Mỹ đã giảm trong tháng 12/2022. Chỉ số lòng tin doanh nghiệp của Trung Quốc đang ở mức thấp nhất kể từ ít nhất tháng 1/2013, phản ánh tác động của việc bùng phát dịch COVID-19 đối với hoạt động kinh tế tại quốc gia này.
NHẬN ĐỊNH GIÁ VÀNG
Giá vàng thế giới rạng sáng nay (20-12) giảm nhẹ với giá vàng giao ngay giảm 5,5 USD xuống còn 1.787,5 USD/ounce. Vàng tương lai tháng 2 giao dịch lần cuối ở mức 1.797.7 USD/ ounce, giảm 2,5 USD so với rạng sáng ngày trước đó.
Tuần trước, bất chấp quan điểm “diều hâu” của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), giá vàng thế giới vẫn giữ được mức hỗ trợ 1.800 USD/ ounce.
Cụ thể, Fed đã báo hiệu sẽ tiếp tục tăng lãi suất vào năm 2023 ngay cả khi tốc độ tăng lãi suất chậm lại. Chuyên gia phân tích Neils Christensen cho biết trong một bài viết trên Kitco rằng họ đã cảnh báo việc điều chỉnh kỳ vọng lãi suất của Fed sẽ gây rủi ro cho vàng. Tuy nhiên, cuộc họp chính sách cuối cùng trong năm 2023 đến rồi đi và các nhà đầu tư vàng đang phớt lờ dự báo mới của Fed rằng lãi suất cơ bản của họ sẽ đạt đỉnh trên 5% vào năm 2023. Vào cuối tuần, giá vàng kỳ hạn tháng 2 chỉ giảm 0,5% kể từ thứ 6 tuần trước đó.
Theo các nhà phân tích thị trường, có một số lý do giải thích tại sao vàng vẫn có khả năng phục hồi sau lập trường tích cực của Fed. Một trong số đó là các nhà đầu tư hiện đang chuyển từ mối lo ngại lạm phát sang suy thoái kinh tế.
Các dữ liệu kinh tế, từ doanh số bán lẻ trong kỳ nghỉ đáng thất vọng đến hoạt động chậm lại trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, đang cho thấy nền kinh tế Mỹ đang chậm lại. Fed càng diều hâu thì suy thoái kinh tế sắp xảy ra sẽ càng sâu hơn.
Vào thứ 5 tuần trước, chưa đầy 24 giờ sau khi Fed công bố chính sách tiền tệ, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Christine Lagarde đã nói rằng ECB sẽ phải tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong một thời gian dài để giảm lạm phát. Việc thu hẹp khoảng cách chính sách tiền tệ giữa hai ngân hàng trung ương lớn sẽ ảnh hưởng đến đồng USD và điều đó sẽ hỗ trợ giá vàng.
Yếu tố thứ 3 hỗ trợ vàng là thị trường và các nhà đầu tư không còn tin vào Fed. Fed có thể vẫn cứng rắn khi kinh tế và thị trường lao động vẫn tương đối lành mạnh, nhưng điều gì sẽ xảy ra khi hành động chính sách tiền tệ của Fed thực sự bắt đầu có tác dụng? Một số nhà phân tích thị trường cho rằng nếu Mỹ rơi vào suy thoái sâu, Fed sẽ nhanh chóng nới lỏng chính sách tiền tệ, điều này sẽ có lợi cho vàng.
Phân tích đồ thị hiện tại cho thấy sự tương quan nghịch đảo của Vàng và lợi suất trái phiếu với USD đang rõ ràng. Đây là tín hiệu để chúng ta bám sát diễn biến lợi suất trái phiếu trước khi đưa ra các quyết định giao dịch Vàng
Hiện chiến lược bán hôm qua đã đóng trạng thái và chúng ta sẽ chờ một tín hiệu mới đảo chiều xuất hiện sẽ có thể quay lại các chiến lược bán trong thời gian này.
phân tích kỹ thuật hiện tại cho thấy giá Vàng đang có dấu hiệu tăng trở lại ngưỡng 1805 và với những thông tin đã liệt kê ở trên đang hỗ trợ cho giá Vàng thì rất khó để chúng ta sell Vàng lúc này. Có thể sẽ phải tạm thời đứng ngoài thị trường.