Áp lực kiềm chế lạm phát ngày càng gia tăng, ảnh hưởng tiêu cực tới giá vàng. Thời gian gần đây, giá vàng liên tục đi xuống, giới đầu tư hoảng loạn rời bỏ thị trường.
Theo các chuyên gia, nền kinh tế Mỹ vẫn còn nhiều bất ổn, Cục Dự trữ liên bang (Fed) vẫn tiếp tục tìm các biện pháp điều chỉnh lãi suất. Cơ quan này phát đi thông tin về khả năng sẽ tăng lãi suất lên 4,4% trước cuối năm nay và lãi suất có thể đạt mức đỉnh 4,6% vào năm 2023.
Tính từ đầu năm nay, Fed đã tăng lãi suất tổng cộng 5 lần với tổng mức tăng 3%, trong đó có 3 lần tăng 0,75% liên tiếp. Lạm phát cao tại Mỹ gây nhiều khó khăn cho người dân. Một số chuyên gia dự báo nền kinh tế Mỹ có thể sẽ bắt đầu suy thoái từ cuối năm nay hoặc đầu năm tới.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 tại nước này đã tăng lần lượt 0,1% và 8,3% so với tháng 7 và tháng 8/2021, vượt dự báo của giới quan sát.
Vàng là tài sản được tích trữ chống lại lạm phát, nhưng lãi suất cao hơn làm giảm sức hấp dẫn của kim loại quý khi nó làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không sinh lãi như vàng.
GÓC NHÌN CÁ NHÂN:
Sở dĩ giá vàng phục hồi trở lại do chiến sự Nga- Ukraine căng thẳng hơn khi Nga quyết định sáp nhập 4 vùng lãnh thổ của Ukraine gồm Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia, chiếm khoảng 18% tổng diện tích lãnh thổ của Ukraine.
Với động thái này của Nga, 4 tỉnh này chính thức nằm dưới chiếc dù hạt nhân của Nga. Tổng thống Nga Putin tuyên bố nếu cần thiết sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ lãnh thổ Nga.
Ukraine vẫn thể hiện quyết tâm sẽ tiếp tục phản công để chiếm lại các vùng lãnh thổ đã bị Nga chiếm giữ và sáp nhập. Ngay cả Mỹ và phương Tây cũng tuyên bố sẽ tiếp tục hỗ trợ tích cực cho Ukraine trong cuộc chiến hiện nay.
Trong khi đó, xét về các dữ liệu kinh tế, GDP quý 2 sửa đổi lần cuối của Mỹ vẫn âm 0,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này không ảnh hưởng tới kế hoạch tăng lãi suất của FED trong cuộc họp kế tiếp.
Tuy nhiên trong tuần tới, Mỹ công bố khá nhiều số liệu kinh tế quan trọng, như PMI, tỷ lệ thất nghiệp, số liệu việc làm phi nông nghiệp (NFP)… Trong đó, NFP là số liệu đáng chú ý nhất. Theo dự kiến, NFP tháng 9 của Mỹ đạt 265.000 việc làm, thấp hơn kỳ trước là 315.000 việc làm. Nếu NFP tăng vượt xa dự báo, sẽ càng củng cố cho việc FED tiếp tục tăng lãi suất cơ bản thêm 0,75%, tác động tiêu cực đến giá vàng tuần tới. Ngược lại, NFP tăng thấp hơn dự kiến, sẽ khiến FED thận trọng hơn trong việc tăng lãi suất. Điều này sẽ tác động tích cực đến giá vàng tuần tới.
GÓC ĐỘ PHÂN TÍCH KỸ THUẬT:
Nhìn vào mây Ichimoku thì xu hướng có thể thấy là Vàng sẽ giảm về mốc 1650 rồi sau đó sẽ sideway trong khoảng này. Có thể sẽ đánh Scaping để tối đa hoá lợi nhuận ở khu vực này không lo phải gồng lỗ (lưu ý chỉ nên giao dịch ở phiên Âu và phiên Á, hạn chế phiên Mỹ.
Nhìn vào Trendline thì chúng ta có thể thấy nến H4 vẫn đang trong xu thế giảm vậy nên xu hướng được ưu tiên trong thời điểm này vẫn là Sell.
Quan sát chart D1, hiện giá vàng đang trên đà phục hồi trở lại và trước mắt khả năng sẽ tìm về quanh các ngưỡng cản cứng lẫn cản tròn ở ngưỡng 1700. Kế hoạch giao dịch cho tuần tới sẽ chờ sell quanh vùng này, mức dừng lỗ ở các mức kháng cự tương ứng khung thời gian giao dịch.
KHUYẾN NGHỊ GIAO DỊCH:
CANH SELL XAUUSD QUANH VÙNG GIÁ 1695-1670
Stop Loss : 1707 Take Profit 1 : 1680 Take Profit 2 : 1670 Take Profit 3 : 1660
CANH BUY XAUUSD QUANH VÙNG GIÁ 1640-1645
Stop Loss : 1630 Take Profit 1 : 1650 Take Profit 2 : 1660 Take Profit 3 : 1670
Informacje i publikacje przygotowane przez TradingView lub jego użytkowników, prezentowane na tej stronie, nie stanowią rekomendacji ani porad handlowych, inwestycyjnych i finansowych i nie powinny być w ten sposób traktowane ani wykorzystywane. Więcej informacji na ten temat znajdziesz w naszym Regulaminie.