Giá đồng có thể tăng nếu dữ liệu lạm phát Mỹ hạ nhiệt

Thị trường đồng nhận được lực mua áp đảo trong phiên sáng, do được hỗ trợ bởi kỳ vọng tiêu thụ sẽ phục hồi tại Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ đồng hàng đầu.
Trong sáng nay, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã giảm tỷ lệ mua lại đảo ngược (reverse repo) kỳ hạn 7 ngày xuống còn 1,9%, từ mức 2%, đây là lần đầu tiên PBOC hạ lãi suất này kể từ tháng 10/2022, theo Bloomberg. Động thái này tiếp tục cho thấy nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc trong việc tăng cường hỗ trợ nền kinh tế phục hồi.
Hơn nữa, theo các nhà nghiên cứu kinh tế, quyết định giảm lãi suất vào sáng nay có thể được coi là tiền đề cho việc cắt giảm lãi suất cho vay trung hạn (MLF) 1 năm vào này 15/06 sắp tới.
Do đó, nếu Chính phủ Trung Quốc tiếp tục tung ra các chính sách hỗ trợ tăng trưởng, điều này có thể thúc đẩy tiêu thụ đồng phục hồi trong thời gian tới và là yếu tố hỗ trợ cho giá.
Trong phiên tối, dữ liệu lạm phát của Mỹ, một trong những yếu tố quyết định chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), sẽ là yếu tố chi phối giá đồng. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 được dự báo tăng 4,1% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng chậm lại so với mức 4,9% hồi tháng 4.
Hơn nữa, trước đó, khảo sát của Fed New York cũng cho thấy người dân Mỹ ngày càng tăng kỳ vọng lạm phát sẽ hạ nhiệt, với kỳ vọng lạm phát trong một năm tới sẽ giảm xuống 4,1%, mức thấp nhất trong vòng hai năm.
Do vậy, nếu lạm phát Mỹ hạ nhiệt đúng như dự báo, điều này sẽ củng cố cho kỳ vọng Fed tạm ngừng chu kỳ thắt chặt tiền tệ. Fed tạm ngừng tăng lãi suất đồng nghĩa với dư địa tăng của đồng USD không còn nhiều, đồng thời, chi phí mua hàng hóa nói chung và mua đồng nói riêng trở nên bớt đắt đỏ hơn. Đây sẽ là yếu tố hỗ trợ cho giá đồng.
CopperTrend Analysis

Wyłączenie odpowiedzialności