Hai cái nguy cho USD, Ba loại tài sản có Cơ trong Quý 3-2023

Đồng USD có đợt tăng khá mạnh vào thứ năm khi dữ liệu GDP cho thấy nền kinh tế Hoa Kỳ đang tăng trưởng tốt. Dữ liệu này có thể phần nào đó xoa dịu các lo ngại về suy thoái kinh tế đã được nhắc rất nhiều lần trong gần 1 năm qua.

Tuy nhiên vào ngày thứ sáu, USD quay đầu giảm bất ngờ khi thị trường chứng khoán Hoa Kỳ bứt tốc và không cho tín hiệu điều chỉnh.

Trong tuần, có hai nguy cơ lớn với USD có thể sẽ khiến đồng Bạc xanh mất giá mà chúng ta cần lưu tâm đến từ phía Trung Quốc và Nhật Bản.

## Nguy cơ #1: Sự can thiệp từ Bộ tài chính Nhật Bản

Đồng Yên Nhật trượt giá dài và chạm ngưỡng gần 145 Yên đổi 1 USD là ngưỡng trước đó Bộ tài chính Nhật Bản đã can thiệp vào thị trường để hỗ trợ đồng Yên.

Tại thời điểm cuối năm 2022, khi đồng Yên Nhật giảm xuống mức cực thấp 145 và sau đó là 150, Bộ tài chính Nhật Bản đã can thiệp trực tiếp - khẩn cấp vào thị trường bằng việc Bán lượng kỷ lục đồng USD lên tới 65 tỷ và mua vào Đồng Yên Nhật:

snapshot


Hành động can thiệp của Bộ tài chính Nhật làm nguồn cung USD tăng đột biến và Nhu cầu đồng Yên Nhật tăng vọt khiến đồng USD giảm sâu trong khi đồng Yên Nhật tăng giá trở lại về ngưỡng 128 Yên đổi 1 USD.

Trong phát biểu gần nhất, thống đốc Ueda tiếp tục khẳng định lập trường chính sách nhưng cùng với đó ông cho biết việc Can thiệp trực tiếp vào thị trường là Quyết định của Bộ tài chính Nhật, không phải của BOJ.

Trong một vài tuần sắp tới chúng ta cần theo dõi chặt chẽ động thái của Bộ tài Chính Nhật Bản và trong trường hợp họ thực hiện hành động cần lưu ý về Quy mô thực hiện can thiệp để có quyết định chính xác.

## Nguy cơ #2: Sự can thiệp từ phía Trung Quốc

Dữ liệu kinh tế yếu kém gần đây kết hợp với sự tháo chạy chuỗi cung ứng toàn cầu khỏi Trung Quốc đã gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về Kinh tế cho Quốc gia tỷ dân này. Bất ổn đến từ thị trường BĐS, sự phục hồi không như kỳ vọng Hậu đại dịch khiến Trung Quốc gặp khó khăn trong phát triển kinh tế. Dòng vốn FDI cũng liên tục sụt giảm trong nửa đầu năm 2023. Chỉ số mua hàng sản xuất trong nước đã giảm tháng thứ ba liên tiếp.

PBOC liên tục phải thiết lập tỷ giá tham chiếu cao hơn nhưng không làm thay đổi được tình hình chính là đồng Nhân dân tệ đang mất giá quá nhiều so với USD.

snapshot

Biểu đồ kỹ thuật cho thấy đồng Nhân dân tệ đang có dấu hiệu quay về mức thấp nhất trong 15 năm.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho biết vào cuối ngày thứ Sáu theo giờ Bắc Kinh rằng họ sẽ áp dụng “các biện pháp toàn diện và ổn định kỳ vọng” về đồng Nhân dân tệ. PBOC cũng sẽ “kiên quyết ngăn chặn rủi ro biến động lớn”, thông tin trong báo cáo chính sách tiền tệ hàng quý.

**Câu hỏi đặt ra là PBOC sẽ làm gì để thay đổi tình hình!?**

**Công cụ chính sách**

Hiện tại, các biện pháp mà PBOC đang thực hiện là Giảm lãi suất đồng Nhân dân tệ để kích thích đầu tư, giảm tiết kiệm. Việc PBOC cắt giảm lãi suất đồng CNY được thực hiện sau gần 1 năm cho thấy sự can thiệp chậm trễ để cứu vãn nền kinh tế.

Tuy nhiên điểm đáng chú ý là việc giảm lãi suất nếu có tác động tích cực đến kinh tế thông qua việc giảm áp lực lãi suất cho doanh nghiệp, tăng cho vay trong dài hạn thì sẽ không thể bỏ đi bài toán ngắn hạn là lãi suất đồng CNY sẽ kém hấp dẫn hơn so với các loại tiền tệ khác đang liên tục được thúc đẩy bằng việc tăng lãi suất. Trong ngắn hạn, đó sẽ là tác động tiêu cực với đồng Yuan.

**Can thiệp trực tiếp vào thị trường tiền tệ**

Phương án thứ hai có lẽ khả dĩ hơn là can thiệp trực tiếp vào thị trường tiền tệ như Nhật Bản đã thực hiện trước đó.

Để xét yếu tố này, chúng ta tham khảo qua về Bảng dự trữ ngoại hối toàn cầu dưới đây:

Trung Quốc và Nhật Bản là hai quốc gia có lượng dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới. Thậm chí Trung Quốc còn có mức dự trữ lớn gấp ba lần Nhật Bản. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc can thiệp bằng biện pháp giống như Nhật Bản làm là bán lượng lớn USD để mua đồng Yuan!?

Có thể nói cách nhanh nhất giúp ổn định đồng Yuan lúc này chỉ có duy nhất là làm thay đổi cán cân cung - cầu giữa đồng Bạc xanh và đồng Nhân dân tệ mà thôi.

## Loại tài sản nào được hưởng lợi nhiều nhất!?

Trong trường hợp cả hai quốc gia lớn là Nhật Bản và Trung Quốc cùng thực hiện việc can thiệp chính sách cùng một lúc (hoặc 1 trong hai) đó sẽ là điều cực tệ cho USD trong ngắn hạn. Việc này sẽ ảnh hưởng tới hai việc:

1. Dự trữ ngoại hối của Nhật và Trung Quốc giảm
2. Tỷ lệ dự trữ ngoại hối bằng đồng USD trên toàn cầu tiếp tục giảm xuống

Bất kể là Quốc gia nào can thiệp thì các loại tài sản sau trong ngắn hạn sẽ hưởng lợi lớn:

1. JPY
2. Yuan

Hai loại tiền tệ này sẽ có cơ hội bứt tốc nhanh để giảm tỷ lệ mất giá.

Loại tài sản tiếp theo được hưởng lợi sẽ là Gold - XAU/USD. Cái lợi đầu tiên là đà giảm của Vàng sẽ được ngăn chặn và sau đó sẽ là đợt phục hồi để giữ mức lợi nhuận cho năm 2023
Fundamental Analysis

Thảo luận Forex - Gold - Bitcoin: discord.com/invite/NAgPM8C2pX
Thảo luận chứng khoán: discord.com/invite/5JFbESNTrj
Live Trading lúc 21:00 chủ nhật: youtube.com/@totrieu?sub_confirmation=1
Telegram: t.me/totrieu
Również na:

Wyłączenie odpowiedzialności